Những lưu ý khi xử lý khí thải bằng phương pháp ngưng tụ

,
xu ly khi thai su dung vat lieu dem
5/5 - (1 bình chọn)

Xử lý khí thải bằng phương pháp ngưng tụ hiện là phương pháp được các nhà máy, xí nghiệp ưu tiên sử dụng để lọc khí thải thải ra môi trường nhất. Phương pháp xử lý khí thải này tuy có nhiều ưu điểm nhất định nhưng không khỏi có nhiều lưu ý mà đòi hỏi người thực hiện phải nắm chắc.

Phân biệt rõ hai phương pháp ngưng tụ phổ biến

Hiện nay, xử lý khí thải bằng phương pháp ngưng tụ bao gồm hai phương pháp ngưng tụ chính là gián tiếp và trực tiếp, cần phân biệt rõ hai phương pháp này để có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất với mục đích sử dụng.

  • Phương pháp ngưng tụ trực tiếp (ngưng tụ hỗn hợp): quá trình này tiến hành bằng cách cho khí và tác nhân làm lạnh tiếp xúc trực tiếp với nhau để cấu tử cần tách chuyển thành dạng lỏng do thay đổi nhiệt độ, còn hỗn hợp khí sẽ được thải ra ngoài. Tuy nhiên, phương pháp này thường hao phí chất làm lạnh vì không sử dụng được nhiều lần và giá trị phân chia không cao như gián tiếp.
  • Phương pháp ngưng tụ gián tiếp (ngưng tụ bề mặt): là quá trình tiến hành trong thiết bị trao đổi nhiệt có tường ngăn cách giữa khí và tác nhân làm lạnh đi ngược chiều nhau. Quá trình trao đổi nhiệt chỉ diễn ra trên bề mặt. Do đó, để tăng hiệu quả làm lạnh thường thì người ta sẽ tiến hành tăng diện tích bề mặt tiếp xúc giữa các tác nhân lạnh và hỗn hợp khí bằng cách bố trí thiết bị làm lạnh thành nhiều lớp, nhiều ngăn.

Những lưu ý khi xử lý khí thải bằng phương pháp ngưng tụ

Mô hình phương pháp ngưng tụ trực tiếp

Người thực hiện cần hiểu rõ nguyên tắc hoạt động của quá trình

Nguyên tắc của quá trình xử lý khí thải bằng phương pháp ngưng tụ là dựa trên sự hạ thấp nhiệt độ môi trường xuống một giá trị nhất định (dưới điểm sôi của chất ô nhiễm) thì hầu như các chất ở thể hơi sẽ ngưng tụ lại thành dạng lỏng, sau đó có thể dễ dàng mang đi xử lý và tiêu huỷ.

Đặc biệt, phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp khí thải có nồng độ hơi tương đối cao (>>20g/m3).

Lựa chọn tác nhân làm lạnh dựa vào chất ô nhiễm

Để có thể chọn được tác nhân làm lạnh phù hợp, người ta thường dựa vào yêu cầu làm lạnh hay chính là nhiệt độ sôi của chất ô nhiễm cần xử lý, cụ thể như sau:

  • Nhiệt độ sôi > 0 độ C: nước lạnh hoặc không khí lạnh.
  • 0 độ C > Nhiệt độ sôi > -50 độ C: dung môi bay hơi.
  • -50 độ C >Nhiệt độ sôi > -120 độ C: Nito lỏng.

Đặc điểm của xử lý khí thải bằng phương pháp ngưng tụ

  • Xử lý khí thải bằng phương pháp ngưng tụ phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ và áp suất của cả quá trình: nhiệt độ càng lạnh hoặc áp suất càng cao thì hiệu suất càng lớn.
  • Phương pháp này áp dụng cho các hỗn hợp khí có nhiệt độ thấp và nồng độ hơi tương đối cao.

Những lưu ý khi xử lý khí thải bằng phương pháp ngưng tụ-1

Phương pháp xử lý khí thải ngưng tụ phù hợp với khí thải có nhiệt độ thấp, nồng độ hơi cao

Trên đây là một vài lưu ý cần thiết khi xử lý khí thải bằng phương pháp ngưng tụ mà công nhân thực hiện cần nắm vững và chú ý trong quá trình vận hành. Chúng tôi mong rằng những chia sẻ của chúng tôi trên đây hữu ích đối với các bạn!

Share this...
2 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *